Chào mừng đến với diễn đàn.
Bạn hãy đăng kí/đăng nhập để sử dụng đầy đủ các chức năng.
Chào mừng đến với diễn đàn.
Bạn hãy đăng kí/đăng nhập để sử dụng đầy đủ các chức năng.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Admin (239)
nobita.giuliet (193)
Việt Ninh (187)
Cindy (96)
nicolas_angles (74)
̶F̶̶I̶̶E̶̶N̶̶D̶ (60)
PolicePC36 (44)
phongtran (19)
Huong Xu (14)
skyline_89 (13)
BốngVôTình nhắn với»cả nhà bãi cháy
gửi vào lúc 9/28/2011, 10:12 ...
:vào pic sr đã spam đọc và ủng hộ mình với nhá
Admin nhắn với»Anh em trên diễn đàn
gửi vào lúc 8/19/2011, 10:01 ...
:Cả nhà ơi hãy cũng vô thúc đẩy diễn đàn phát triển hơn nữa nhé
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc 6/21/2011, 07:26 ...
:Chúc tất cả các bạn có được một kì nghỉ hè vui vẻ Smile
Việt Ninh nhắn với»Các thành viên BC2S
gửi vào lúc 6/6/2011, 13:34 ...
:Gần đây nắng nóng mọi người bốc hơi hết rồi chán thế :hichic3
Việt Ninh nhắn vớiTất cả mọi người
gửi vào lúc 5/18/2011, 21:15 ...
:Hãy luôn vui vẻ để sống vượt qua mọi gian nản của cuộc sống này nha mọi người. :cuoinhay
Cindy nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc 5/10/2011, 06:18 ...
:Gửi Việt Ninh: niềm vui và nỗi buồn tạo nên cuộc sống, hãy cảm nhận giá trị của nỗi buồn là niềm vui tột cùng khi hạnh phúc. Chúc em luôn vui vẻ và yêu đời nhé.
Jen Smile nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc 5/14/2011, 09:28 ...
:I love U so much and good lucky for U :X:x:x
Admin nhắn vớiThông điệp yêu thương
gửi vào lúc 5/7/2011, 17:02 ...
:Chúc cả nhà ngày cuối tuần vui vẻ mạnh khỏe, ngày hôm nay nắng đẹp đi chơi nhớ mang ô, mũ.
Cindy nhắn vớiHôm nay bạn thế nào?
gửi vào lúc 5/8/2011, 12:39 ...
:Những ngày nắng đầu hè, không quá oi ả, chẳng quá chói chang...

16 năm nay, năm nào, cũng thời điểm này, tất bật bài vở...

Năm nay, chơi không chơi, làm không làm, học không học... Chờ đợi... Rồi chẳng hiểu đang đợi chờ gì nữa...

Những lúc không được đi học, mới thấy thời học sinh quý biết bao... Chẳng …
Admin nhắn với»tất cả thành viên của diễn đàn
gửi vào lúc 5/8/2011, 11:44 ...
:póc tem cái mục mới này. Admin xin chúc các bạn luôn vui vẻ hạnh phúc Laughing
nobita.giuliet nhắn với»All
gửi vào lúc 5/8/2011, 12:48 ...
:Trời nóng nên là mọi người thường hay than vãn và rất chi là dở hơi, và người đọc cái dòng chữ này cũng "hở dơi" như thế. Cuối tuần vui vẻ!@:X
skyline_89 nhắn với»Admin
gửi vào lúc 5/8/2011, 13:08 ...
:Chúc chú mạnh khỏe, công tác tốt Laughing

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
Share | 
 

 Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tuổi con : Con Rắn
Số bài viết : 239
Điểm Vote : 12
Ngày gia nhập : 04/05/2011
Tuổi : 34
Đến từ : Hạ Long-Quảng Ninh-Việt Nam
Nghề nghiệp/Sở thích : Đang thất nghiệp

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá Empty
Bài gửiTiêu đề: Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá   Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá 10211155clock106/29/2011, 12:01

Tấm bằng đỏ (bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi) có thể là giấc mơ của hàng triệu người, nhưng lại quá đỗi tầm thường đối với chị Ngô Thị Phương T (cựu sinh viên của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội). Chủ nhân của hai tấm bằng đỏ này đang phải mưu sinh bằng nghề bị một số người coi là “tầm thường” nhất trong xã hội: Bán trà đá!
Mòn mỏi tìm việc

Tôi gặp T trong một chiều Hà Nội nắng như đổ lửa. Dưới tán cây bên lề đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cô gái nhỏ nhắn thoăn thoắt rót nước mời khách. Cô tên đầy đủ là Ngô Thị Phương T (23 tuổi, quê Thái Nguyên). Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.
Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá 20110629085846_images639344_t7_cunhan3

Hỏi ra mới biết, T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”. Nói về sự rủi ro trong nghề, cô thẳng thắn: “Công việc chính là tìm kiếm khách hàng để mở các tài khoản ngân hàng, thường xuyên phải đi lại rất nhiều, bất kể thời tiết. Gặp phải khách hàng tốt thì không sao, nhưng cũng có người luôn tìm cách lôi kéo mình đi uống nước, đi chơi với họ thì mới mở tài khoản”.

Sau thất bại lần đầu, Phương T rà soát lại tất cả các công việc có thể xin được tại các ngân hàng, công ty kiểm toán hiện nay, phần đa đều rơi vào các vị trí: Chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng, giao dịch viên, trợ lý kiểm toán. Thế nhưng Phương T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.

Trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được”. Ngừng một chút, cô gái xứ chè nói tiếp: “Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.

Vậy cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T là gì? Đó đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá... Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.

Tủi thân “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”

T cho biết: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.
Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá 20110629085846_images639343_t7_cunhan1
“Cơ ngơi” kinh doanh của Phương T
Từ những khó khăn khi đi xin việc của bản thân, T nghiệm ra rằng: “Người ta cứ bảo cầm bằng giỏi thì dễ xin việc nhưng thực tế chưa chắc đã diễn ra như vậy. Bây giờ nhiều người có tư tuởng chỉ cần có tiền thì cái gì cũng có thể “chạy” được. Lại thêm chuyện bằng thật - bằng giả lẫn lộn nên nhà tuyển dụng cũng chẳng nhìn vào bằng cấp của ứng viên nữa”. Thậm chí, tấm bằng giỏi đã có lúc trở thành chướng ngại khi nhà tuyển dụng không muốn tuyển những người như Phương T. Họ cho rằng những người có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang chỗ khác làm khi họ có cơ hội. Vì thế, họ tuyển những người họ cho rằng có khả năng làm việc lâu dài và ổn định tại đơn vị của họ. “Sinh viên bây giờ ra trường, cao thì không với tới mà thấp thì lại không thông, không tuyển” - T đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.

Quy trình xin việc hiện nay tại các công ty, ngân hàng về cơ bản đều trải qua hai khâu là thi viết và phỏng vấn. Trong đó, Phương T gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong phỏng vấn xin việc: “Tại nhiều vị trí, thi viết chỉ là hình thức, còn phỏng vấn mới quyết định một người có được tuyển vào làm hay không. Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.

Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như... tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?... Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì... không biết uống rượu!

Chưa hết, một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được.

Bài học cay đắng

Bài học đầu đời khi đi xin việc đã khiến Phương T rút ra được kinh nghiệm xương máu, đó là muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Những công việc mà T mong muốn chính là được làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, kinh doanh nguồn vốn, thanh toán... nhưng những vị trí này đều có sự cạnh tranh quá lớn, và ưu thế luôn thuộc về những người có kinh nghiệm chứ không phải là những sinh viên mới ra trường. Thêm vào đó, kinh nghiệm của cô cho thấy, bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, Thảo rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày... và vốn kiến thức về tiếng Anh”.

“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” - T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.

Nguồn vietnamnet
Về Đầu Trang Go down
https://baichayhs.forumvi.com
Cindy
Mod
Mod
Cindy

Tuổi con : Con Rắn
Số bài viết : 96
Điểm Vote : 11
Ngày gia nhập : 05/05/2011
Tuổi : 35
Đến từ : Hạ Long - Quảng Ninh
Nghề nghiệp/Sở thích : tự do

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá   Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá 10211155clock106/29/2011, 14:44

Đọc bài viết này mình có nhiều điểm không đồng tình với tác giả bải viết, xin chia sẻ cùng mọi người ở đây. Những vấn đề nêu ra trong bài viết chỉ có thể đúng với thiểu số mà không đúng với đa số, là cách lý giải ngụy biện của nhân vật chính hay chính tác giả của bài viết này!

Thứ nhất, mỗi ngành nghề đều có đặc điểm và những đòi hỏi riêng của nó. Việc bạn có đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề đó hay không trước hết cần nhìn vào năng lực của bản thân bạn. Bạn là người chọn nghề chứ không phải nghề chọn bạn.

Chính bạn T cũng đã nhận ra thiếu sót của mình: Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học. Với kinh nghiệm của cá nhân, mình thấy tất cả các công việc đều đòi hỏi kĩ năng và kiến thức chuyên môn tốt. Kiến thức chuyên môn là cơ sở, nền móng để bạn làm việc. Kĩ năng tạo ra môi trường cho bạn hoạt động và làm mạnh hơn kiến thức mà bạn có.

T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.Việc này nhìn nhận một cách khách quan, có thể do CV của bạn chưa tốt, kĩ năng và kiến thức chưa đủ cho vị trí mà bạn tuyển dụng. Hoặc kiến thức và kĩ năng tốt nhưng bạn chưa cho người tuyển dụng thấy được. Trong một môi trường đầy cạnh tranh ở các thành phố lớn, bạn đừng đòi hỏi người ta tìm ra bạn trong một đám đông nếu bạn không thực sự nổi bật.

Thứ hai, tốt nước sơn hơn tốt gỗ, nhận xét này có đúng không?

Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường
đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.


Bao nhiêu người dám khẳng định rằng, mặt bằng kiến thức và tư duy chung của sinh viên các trường như Học viện tài chính, Đại học kinh tế quốc dân, học viện ngân hàng thấp hơn sinh viên trường đại học kinh doanh và công nghệ nơi bạn T theo học.

Mình gặp rất nhiều sinh viên của trường kinh doanh và công nghệ làm cho các ngân hàng, làm kiểm toán. Như vậy, không thể nói là bạn không có cơ hội làm việc, chỉ là bạn chưa đủ năng lực hoặc có cơ hội mà không biết nắm bắt mà thôi.

Về vấn đề những câu hỏi của nhà tuyển dụng, mình nghĩ những câu hỏi đó là bình thường, nhiều khi không để đánh giá ứng viên mà chỉ để không khí buổi phỏng vấn bớt căng thẳng, hoặc đơn giản là thử phản ứng và cách cư xử của bạn khi gặp phải những chuyện bất ngờ, khó nói.

Việc các bạn sinh viên tốt nghiệp loại ưu mà không xin được việc có nhiều nguyên nhân. Lo lắng nhân viên nhảy việc là một nguyên nhân nhưng không phải chủ yếu, ở đây nhà tuyển dụng đặt ra vấn đề bạn làm được gì chứ không phải bạn học được gì, bởi vậy mà đa số các nhà tuyển dụng rất coi trọng kinh nghiệm và quá trình làm việc. Kinh nghiệm và quá trình làm việc của một sinh viên mới ra trường thể hiện ở việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi về chuyên môn, các chương trình thực tập. Cá nhân mình cũng đã tưng tham gia tuyển dụng với các bạn có bằng giỏi nhưng ko có kinh nghiệm, kết quả các bạn ấy bị loại vì chỉ biết đọc sách cho nhà tuyển dụng nghe thôi. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn có làm như vậy không?

Một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được. Đây là lỗi của chính các sinh viên. Điều kiện học tập và nghiên cứu ngày nay cho phép sinh viên tối đa hóa kiến thức của mình. Công cụ hữu hiệu như internet chưa được khai thác đúng lúc. Đây là bài học cho các lớp sinh viên kế tiếp.

Mình đồng ý với cái kết trong bài viết trên, hi vọng các bạn và các em dành chút thời gian đọc và ngẫm nghĩ, tìm ra con đường đúng cho quá trình học tập và làm việc của mình:

Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, Thảo rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày... và vốn kiến thức về tiếng Anh”.

“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” - T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.


Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin

Tuổi con : Con Rắn
Số bài viết : 239
Điểm Vote : 12
Ngày gia nhập : 04/05/2011
Tuổi : 34
Đến từ : Hạ Long-Quảng Ninh-Việt Nam
Nghề nghiệp/Sở thích : Đang thất nghiệp

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá   Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá 10211155clock106/29/2011, 21:27

Chốt lại là cố gắng tích trữ cho bản thân nguồn kinh nghiệm càng phong phú càng tốt. Và biết cách "lăng xê" bản thân đúng người đúng chỗ đúng lúc.
Mình thì học cái ngành CNTT nên sau này cái khoản xin việc chắc sẽ đỡ khó khăn hơn các ngành khác vì ngành này thì đâu cũng cần đến và ngay trong quá trình học đã được làm quen với môi trường thực tế rồi. Từ thực tế xã hội mà tạo ra các sản phẩm phục vụ ngược trở lại xã hội. Tuy nhiên chỉ có 1 vấn đề là với tốc độ công nghệ phát triển thì sẽ trụ lại nơi đó trong bao lâu nếu ta không kịp thời cập nhật.
Về Đầu Trang Go down
https://baichayhs.forumvi.com
Sponsored content




Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá   Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá 10211155clock10

Về Đầu Trang Go down
 

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi... bán trà đá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Hà Nội sẽ di dời 5 trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô
» Báo động giới trẻ hành xử như... xã hội đen
» Thủ thuật xác định giới tính của Windows
» Thế Giới Hiphop - You Got Served: Beat The World 2011
» Nhân vật của tuần
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu vực chung diễn đàn :: Tin tức :: Văn hóa - Xã hội-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Coppyright ©2011 BaiChayhs.forumvi.net | Trang chủ | Blog Admin